Giai đoạn thứ nhất (1884 - 1892) - Khởi nghĩa Yên Thế

Các toán nghĩa quân Yên Thế còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất.
Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung... Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng.
Tuy phong trào chưa được thống nhất vào một mối, nhưng nghĩa quân vẫn hoạt động có hiệu quả.
Tháng 11-1890, nghĩa quân đã giành thắng lợi trong trận chống càn ở Cao Thượng.
Tháng 12-1890, ba lần quân Pháp tấn công vào Hố Chuối, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại.
Đến cuối năm 1891, nghĩa quân đã làm chủ hầu hết vùng Yên Thế, mở rộng hoạt động sang cả Phủ Lạng Thương.
Năm 1891, quân Pháp lại tấn công Hố Chuối, nghĩa quân phải rút lên Đồng Hom. Tranh thủ thời cơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam, rồi vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừa xây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.
Nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, nghĩa quân đã lập một cụm cứ điểm gồm 7 hệ thống công sự ở phía bắc Yên Thế do Đề Nắm, Đề Thám, Bá Phức, Đề Tâm, Đề Tuất, Đề Chung, Tổng Tài chỉ huy.
Lúc này, Đề Nắm là một trong những thủ lĩnh có uy tín nhất của nghĩa quân Yên Thế.
Tháng 3-1892, Pháp huy động hơn 2.200 quân bao gồm nhiều binh chủng (công binh, pháo binh...), do tướng Voarông (Voiron) chỉ huy, ào ạt tấn công vào căn cứ nghĩa quân.
Do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận kịch chiến đã phải rút khỏi căn cứ. Lực lượng nghĩa quân bị suy yếu rõ rệt. Khó khăn ngày càng nhiều, một số thủ lĩnh ra hàng, một số khác hi sinh trong chiến đấu, trong đó có Đề Nắm bị giết vào tháng 4-1892.
Để cứu vãn tình thế, Đề Thám đã đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Yên Thế.
********************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét