Yên Thế là vùng đất phía Tây Bắc Giang, diện tích rộng, cây cối rậm rạp, cây cỏ um tùm. Từ đấy có thể đi thông sang Tam Đảo, Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Yên, nên rất thích hợp với lối đánh du kích, dựa vào địa thế hiểm trở và công sự dã chiến, đánh nhanh và rút nhanh, lại rất thuận tiện khi bị truy đuổi.
Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng Yên Thế Thượng, nơi này đã là một vùng đất có cư dân phức tạp. Đây là nơi tá túc của nhiều toán giặc Khách, nhiều toán thổ phỉ thường xuyên cướp phá các vùng lân cận. Đây cũng là nơi cư trú của nông dân ly tán hoặc những người đang bị truy đuổi đến ẩn náu và sinh sống. Ở đây, họ cùng nhau khai phá đất hoang để trồng cấy, kiếm lâm sản, sống lẫn lộn với bọn giặc Khách, bọn thổ phỉ. Để chống lại ách áp bức, sự truy bắt của chính quyền cũng như chống lại sự cướp bóc, tàn phá của giặc cướp, họ đã phải lập những đội vũ trang tự vệ, những làng chiến đấu, để bảo vệ miền đất tự do của họ. Đây được đánh giá là vùng đất thiếu an ninh nhất của Bắc kỳ lúc bấy giờ.
Khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kỳ, bình định đến vùng này, họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
Như vậy, 2 nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa là:
- Do nhu cầu tự vệ của nông dân ly tán cư trú ở đây, nhằm giữ vững vùng đất này như là một vùng đất ngoài pháp luật, không chịu sự kiểm soát của bất kỳ chính quyền nào.
- Sự yêu nước và chống ngoại xâm Pháp của nghĩa quân Yên Thế.
********************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét