Gia đình Cả Kha là một trong những nhà thậm nghèo trong thôn Đức Cơ. Đã thế con cái lại đông, vợ chồng chỉ trông vào mảnh ruộng cằn không đủ sống. Vì vậy Cả Kha phải loanh quanh làm thuê thêm, chẳng nề hà việc gì. Khổ nỗi quê nhà, công việc có hạn nên Kha thường theo bạn đi làm xa có khi hàng tháng, để kiếm miếng ăn và nuôi vợ con. Bẵng đi một thời gian vắng mặt, một hôm, Cả Kha về làng với bộ cánh tươm tất, hí hởn đến nhà Quản Bạt. Kha xoa tay, rối rít gọi:
- Ông quản ơi! Ông Quản!...
Quản Bạt trong nhà bước ra, thấy Kha hôm nay lạ hẳn:
- Chà! Hôm nay sao chú tươm thế?
Kha vuốt mái tóc mới cắt:
- Dạ, chẳng giấu gì ông Quản, em may mắn vớ được ít tiền... Nay đến mời ông Quản đi nhắm rượu cho vui ạ.
- Chà! Uống rượu cơ à? Thôi, để tiền mà mua gạo cho vợ con!
- Dạ... có rồi ạ... Gia đình em ơn ông Quản đã lâu, chưa có dịp đền đáp...
Mời ông Quản đi với em...
- Thôi! Đi đâu cho tốn kém!? Vào đây, rượu sẵn, anh em ta cùng uống.
- Vâng... Nhưng chả mấy khi... Với lại em cũng muốn hỏi ý kiến ông Quản một việc... quan trọng ạ...
- Vậy thì càng không nên ra quán. Tôi với chú việc gì phải bày vẽ khách sáo?
Kha gãi đầu, nói nhỏ:
- Dạ... Nói thật để ông Quản mừng cho gia đình em. Em vừa vớ được... ít vàng...
Bạt thoáng giật mình:
- Thế à? Có nhiều không?
- Dạ... được 9 lượng...
Bạt kéo ngay Kha vào nhà:
- Khá nhiều đấy! Vớ được vàng mà mồm miệng cứ bô bô, lại ra vẻ xun xoe như chú, có ngày trộm nó nghe tin đến viếng thì mất toi? Có khi nguy hiểm nữa.
Rồi Bạt bê rượu ra, vừa rót ra chén vừa hỏi Kha:
- Còn việc gì nữa? Chú nói ta nghe thử?
Kha nhìn quanh, hạ giọng:
- Chả là thế này... Em lên Thái Bình… phụ việc cho một cánh thợ nề. Họ nhận xây nhà cho một nhà giàu. Ông Quản biết rồi đấy, em chỉ có sức chứ chẳng tinh nghề nào nên thợ cả giao cho em việc đào hầm xây hố xí... Hôm ấy, em đào sâu được hơn một thước thì cuốc phải vàng... Trước giờ nghèo, em có biết mặt mũi vàng nó ra làm sao đâu? Nhất đây toàn vàng thẻ từng miếng... Em lật qua lật lai, phủi đất cát săm soi ngắm nghía... Không ngờ gã thợ nề đứng trên trông thấy, hắn nhảy xuống đòi chia đôi...
Bạt uống rượu, gật gù:
- Rồi sao?
- Em cũng chịu... Nghĩ thôi được vậy cũng may lắm rồi - cốt sao cho êm chuyện. Không ngờ gã thợ nề mượn cây cuốc đào sâu thêm nữa thì lại lòi ra nguyên một hũ vàng . . .
- Chà! Chắc nhiều vàng lắm hả?
- Dạ... Hũ ấy mà đầy thì phải hơn trăm lượng... Ra em cuốc phải cái nắp hũ, bật lên được chín thẻ . . .
- Ghê nhỉ!? Chú và gã ấy lại chia đôi hũ vàng chứ?
- Dạ không. Gã thợ nề là dân tỉnh, khôn lanh lắm! Gã biết em nhà quê nhút nhát nên bảo: “Thôi tôi chẳng cần chia với anh. Trời cho anh số vàng đó. Còn Trời cho tôi số vàng này”.
- Thằng tham và láu cá thật! Thế anh bảo sao?
- Dạ... Em cũng chia. Nghĩ mình được chín lượng là mừng lắm rồi... Còn hơn chỉ được bốn lượng rưỡi... Lúc ấy em chỉ lo bị lộ!... Mà lộ thật ông Quản ạ. Gã thợ mộc đang đục mộng phía trên, loáng thoáng nghe em và gã thợ nề rì rầm... Hắn nghĩ sao thợ nề mà xuống đào hầm xí làm gì? Thế là hắn theo hỏi em, em bắt chước gã thợ nề chối bay không có... Gã thợ mộc càng thêm nghi ngờ... Hắn dọa... Em sợ, đành thú thật...
- Chú dại quá!...
- Không thú thật cũng không được ông Quản ạ. Vì hắn đã thấy gã thợ nề ôm cái hũ gói trong áo... Em đành nói với hắn: “Tôi được có chín thẻ, còn anh thợ nề kia được hẳn một hũ vàng. Anh theo anh ta mà xin”. Thế là anh thợ mộc lẽo đẽo theo gã thợ nề năn nỉ... Còn em lẳng lặng cáo bệnh xin nghỉ về đây…
- Thế cũng tốt rồi? Giờ chú tính sao?
- Em đã trả sạch nợ và mua được bồ lúa- chưa hết một lượng. Em định mua mẫu ruộng và sửa sang lại cái nhà cho các cháu nó ở ông Quản ạ...
- Phải đấy! Người ta bảo được vàng thì nên cúng một ít vào công quả hay làm việc phúc đức gì đó thì mới bền.
- Vâng. Vợ chồng em cũng định thế. Nhưng chiều qua, gã thợ mộc và chủ nhà đến nhà em...
- Sao? Cả chủ nhà à?
- Vâng... Giá gã thợ nề cho lão phó mộc một ít thì không sao. Đây hắn tham, cứ chối đây đẩy, nên lão phó mộc tức mình mách với chủ nhà, còn xúi chủ nhà đòi lại số vàng để thưởng cho hắn.
Sao hai người đó biết nhà anh?
- Thì lúc đi làm chung, em có vui miệng kể chuyện: Mà ông Quản biết rồi đấy. Về làng quê hỏi thăm thì đứa trẻ nào cũng biết nhà em.
- Rắc rối thật? Họ với chú tính sao?
- Em đành kể thật cho chủ nhà nghe. Lão chủ nhà cũng là tay tham và đa nghi. Lão không tin em được 9 lượng vàng, mà còn nhiều hơn. Nói em không trả thì hắn thưa.
- Vậy chắc gã chủ nhà cũng đã đến nhà thợ nề rồi?
- Đến rồi ạ. Lão chủ nhà kéo em cùng đến để làm chứng ba mặt mặt lời, rồi cùng thảo luận. Thế là cả ba bàn bạc. À có cả lão phó mộc nữa, thế là bốn người. Lão chủ nói: “Số vàng này là của dòng họ tôi. Hai anh mau trả. Tôi hứa sẽ cho mỗi người 5 lượng. Còn bác mộc 2 lượng”.
-Chú nghĩ sao? - Quản Bạt hỏi.
- Em thì.. thế cũng được... Em nói với họ là đã trót tiêu một lượng rồi...
- Gã ấy dễ gì chịu! Số vàng hiện có trong tay gã lớn quá mà? Gã lý sự với lão chủ nhà rằng: “Nếu của cải dòng họ ông, sao ông không tự đào? Theo tôi được biết thì đất này ông mới mua, định cất nhà cho con thứ. Trời cho ai người ấy được. Tôi nhất định không đưa .
- Cũng hay! - Quản Bạt gật gù - Rồi sao?
- Chủ nhà nói: “Dù là đất tôi mua. Những gì trên đất tôi mua phải thuộc về tôi. Cứ thế cãi nhau dùng dằng! Ầm ĩ sợ lộ ra. Lão chủ nhà tức mình dọa sẽ thưa. Mà đã thưa thì... Em lo quá ông Quản ạ! Theo ông Quản thì em phải tính sao?
Quản Bạt chau mày:
- Việc này thế thì gay đấy? Số vàng chú còn giữ chứ?
-Còn ạ Em đã chôn kỹ. Chưa dám mua ruộng. Để xem tình hình ra sao đã?...
- Phải. Cứ thư thả... Việc này nhất định sẽ lộ ra!... Chà chà! Cứ có vàng là sinh chuyện! Thế nào họ cũng kéo đến nhà chú nữa cho mà xem. Lúc đó nhớ bảo vợ hay thằng cháu nào đấy gọi tôi. Tôi sẽ bênh vực quyền lợi cho, không để bị thiệt thòi, dẫu sao chú cũng là người có công trên thấy trước.
Quan án Tân cho gọi chủ nhà tên Trần Bình đến, xem xét kỹ các giấy tờ mua bán thổ địa của người này, rồi lắc đầu nói:
- Đất này anh mới mua hơn một năm. Vàng không phải của anh, mà chỉ có thể của một trong những người chủ trước, hoặc của người nào đó, vì lý do này nọ mà họ quên. Việc này lôi thôi đấy!
Trần Bình mặt ỉu xìu. Quan án cười nói:
- Thôi để ta giúp cho! Được phần nào hay phần nấy thôi đấy nhé?
Trần Bình gật đầu. Ý lão cũng muốn thế. Không ăn được thì phá cho hôi, lão thầm hy vọng chia chác với quan lại tham nhũng đang có thế lực còn hơn là đôi co với bọn dân đen. Lão chắp tay cố nén vẻ mừng rỡ:
-Vâng ạ? Trăm sự nhờ quan, quan cứ tính cho...
Quan Tân lườm lườm:
- Ừ Việc này chỉ riêng ta và ngươi biết thôi đấy nhé? Hở ra là người sẽ bị tội. Nghe đây, đầu tiên ta sẽ làm lại toàn bộ giấy tờ sở hữu đất cho anh, chứng nhận đất này là của ông bà anh để lại, chứ không phải đất anh mua. Rõ không?
- Dạ rõ!
- Việc này mất khối tiền đấy nhé?
- Dạ...
- Sau đó anh làm lại đơn thưa. Hủy cái đơn này đi!
Vâng vâng... Xin quan bày cho con...
-Ừ, việc này ta giúp, tốn kém chẳng bao nhiêu. Nhưng cái công lao, cái lý lẽ mới là to. Anh hiểu không?
Thưa con hiểu ạ.
- Nghe đây: Anh phải khai rõ là số vàng 150 lượng do chính tay ông bà anh chôn cất và có dặn phải khai thật chính xác. Nhưng vì bố anh bị chết bất ngờ nên không kịp chỉ cho anh... À mà bố anh chết ra sao nhỉ?
- Dạ... bố con già...rồi chết ạ...
- Lâu chưa?
- Gần hai mươi năm rồi ạ.
- Tốt. Dù sao ta cũng phải nhờ quan Đốc Tờ ( 1 ) viết cho mấy chữ. . . rằng bố anh trước kia bị bệnh đãng trí hay tâm thần gì đó.. . Mà phải chứng nhận cách nay hai mươi năm... Chà chà! Việc này cũng một khối tiền đấy nhé?
- Vâng... ạ?...
- Phải vậy mới hợp lý. Chứ bảo vàng chôn dưới đất nó chạy nên anh tìm không ra, thì e khó nghe và không khoa học. Phải khai khớp số vàng tìm được mới chứng tỏ vàng này là của ông bà anh. Chứ anh làm đơn như thế này, vàng không biết của ai sẽ sung vào công quỹ triều đình, thì có lấy lại cũng chỉ được thưởng phần nào. Bõ bèn gì?
- vâng vâng... Quan thật sáng suốt? Con dân thường không thông tỏ luật lệ...Xin quan cứ chỉ bảo ạ.
-Ừ! Để tối nay ta thảo qua cái đơn cho. Ngươi cứ thế mà chép lại ! Giờ ngươi có thể ra để ta làm việc với bọn kia. Nhớ kín mồm kín miệng nhé?
- Vâng ạ!
Chờ lão Bình lui ra, quan án Tân gọi lính dẫn Cả Kha và gã thợ nề tên Sâm vào.
Quan án đập bàn hét phủ đầu:
- Quì xuống! Hai thằng ngoan cố! Dám chiếm đoạt tài sản của người khác.
Kha và Sâm sợ hãi van lậy, nhất mực kêu oan. Không chịu điềm chỉ vào tờ nhận tội là “cố ý chiếm đoạt”, mà chỉ nhận là vô tình đào được vàng...
Gã thợ nề nói:
- Thưa quan... Chúng con có công mới phải...
Quan Tân đập bàn:
- Nếu mày khai báo thì có công, sẽ được thưởng. Đây cả hai chúng mày lén lút giấu đi, lại tiêu xài, trả nợ... Khi người ta biết đến đòi, chúng mày cũng không trả. Thế không phải cố ý chiếm đoạt là gì? Ngu mà còn bướng hả? Lính đâu? Quật cho thằng này mười hèo.
Hai anh lính chỉ chờ có thế, thẳng cánh quật! Gã thợ nề đau đớn ôm đít còn Cả Kha thì sợ tái mặt.
Quan gằn giọng:
- Chúng mày đúng là vừa ngu vừa bướng! Tao công nhận chúng mày vô tình đào được vàng. Nhưng vàng đây có chủ. Nghe cho rõ đây: Vàng trên đất ai là của người đó - Dù đất người đó có mua đi nữa cũng vậy - Thí dụ như mày mua mảnh vườn - trên ấy có cây cối, cây cối ấy không phải của mày à? Cây cối có ra hoa ra trái cũng là của mày tất. Hiểu chưa? Thằng ngu? Đã không biết mà còn già họng! Chúng mày không chịu trả là cố ý chiếm đoạt tài sản của người ta rồi. Tóm lại: Điềm chỉ vào thì ta cho về với vợ con. Sau đó ta còn bảo chủ nhà cho mỗi đứa một ít - đó là tình cảm, há chẳng hơn sao? Còn nếu ngoan cố thì cứ tù mọt gông!
Miệng nhà quan có gang có thép. Kha và Sâm đuối lý sợ hãi, cố lạy lục kêu oan. Nhưng quan án mặt lạnh như vàng nhất định không nghe, còn thét lính đánh cho mỗi đứa một trận tóe máu, rồi bỏ đói ba ngày.
Kha và gã thợ xây bủn rủn thất kinh, suy đi tính lại, cuối cùng họ đành ấm ức điềm chỉ vào tờ nhận tội.
Rồi, để trấn an dân đen, quan án ra yết thị, công khai bố cáo, là đã thu hồi được tài sản thất lạc trả lại cho dân – tức chủ nhà.
Số vàng nhận được bao nhiêu thì chỉ có quan án và lão chủ nhà biết. Dĩ nhiên lão chủ còn phải mang ơn quan.
Quan án được trên khen và ban thưởng, được số đông dân chúng ca ngợi là sáng suốt, chí công vô tư.
Chuyện này Cả Kha chỉ dám kể cho mỗi mình Quản Bạt nghe (vì Quản Bạt nghe tin Kha được tha về, ông có đến gặng hỏi).
Kha lấm lét dặn Quản Bạt:
- Ông Quản chớ nói chuyện này với ai... Kẻo tôi lại bị gông? Khiếp lắm rồi!
Bị bắt lần này nữa chắc không có ngày về.
Quản Bạt trầm ngâm:
Tôi biết! ... Thật thâm hiểm tinh vi! Giờ có thưa lên quan trên cũng chẳng ăn thua gì. Vì ông và gã thợ nề đã điềm chỉ vào tờ nhận tội rồi. Quyền ở trong tay kẻ mạnh.
Nói thế nhưng Bạt tức lắm! Đêm nằm vắt óc nghĩ cách phanh phui vụ này, quyết trừ gã tham quan hiểm độc.
Ba hôm sau, Quản Bạt khăn gói lên tỉnh, nói là đi chữa bệnh cho người quen và thăm thú bạn bè.
Bạt không quên ghé vào nhà Cả Kha hỏi thêm vài điều cần thiết.
Quan án Tân đang chậm rãi oai vệ chống can bước xuống từng bậc thềm công sở thì có người đàn ông chạy đến trình một thư tay. Quan án hơi ngạc nhiên, người đàn ông nói:
- Quan đọc luôn cho, việc rất quan trọng!
Quan án xệ kính đọc:
Kính gửi Quan án.
Tôi vừa được biết tên Kha và tên Sâm đã bàn nhau làm đơn kiện lên quan trên về việc số vàng. Tôi lo lắm! Xin quan gấp gấp lo liệu kẻo việc bị phanh phui. Tôi hiện đang đợi ở nhà người thân. Xin quan đến ngay để chúng ta cùng bàn tính.
Trần Bình
Quan án Tân giật thót người, nhưng cố lấy vẻ điềm tĩnh nhìn người đưa thư. Người này nói nhanh:
- Con là em ruột anh Bình. Mời quan đi mau cho, xe đang đợi ngoài kia.
Quan án gật đầu, hấp tấp bước ra cùng người đàn ông. Quả nhiên đã có một chiếc xe kéo và người phu đang đợi.
Hai người bước lên người phu xe gò lưng kéo chạy. Trên xe, họ tránh đả động đến chuyện quan trọng sắp tới.
Một lát sau, xe dừng trước một căn nhà cũ kỹ trong phố nhỏ. Người đàn ông trả tiền xe và đưa quan án vào nhà.
Án Tân vừa bước vào, người đàn ông khép chặt cửa lại. Quan chưa kịp hiểu gì thì một mũi dao nhọn đã thích vào lưng...
- Mời quan vào hẳn gian trong? - Người đàn ông gằn giọng:
Án Tân hốt hoảng, nhưng phải riu ríu nghe theo, vì mũi dao cứ ấn nhoi nhói sau lưng đẩy quan vào gian trong...
Đi mau! Kêu lên một tiếng là ta giết?
Bên trong, lão nhà giàu Trần Bình đang bị trói thúc ké ngồi một góc, mặt mũi tái xanh. Trên phản là Quản Bạt và một hảo hớn râu quai nón đang ngồi khoanh chân nhắm rượu.
Quản Bạt nhếch mép cười, nâng ly:
- chào quan án! Mời quan vào đây uống rượu cho vui.
Án Tân mặt trắng bệch, không biết những người này là ai? Nhưng thấy Trần Bình bị trói thì đã hiểu phần nào ! . . .
Hảo hớn râu quai nón cười ha hả, chiếu cặp mắt sáng quắc vào gã tham quan:
- Xin giới thiệu: Ta là quan tướng cai quản vùng này - biệt danh Hà Bá. Còn đây là quan tướng cai quản vùng bên - biệt danh Sư Tử. Quan án có luật của quan. Chúng ta cũng có luật riêng. Nay đại ca ta đã mời quan uống rượu thì quan không được từ chối. Nghe rõ chưa?
- Vâng...
- Quan án hôm nay lễ phép nhỉ ? Ha ha ha ! . . .
Án Tân toát mồ hôi! Biết đã sa vào hang hùm.
Quản Bạt rót rượu vào chén cho quan án, chậm rãi nói:
- Quan đừng lo? Chúng ta cũng là quan quyền với nhau cả thôi. Cướp đêm là giặc. Cướp ngày là quan mà? Hà hà!
Rồi bảo người cầm dao nhọn:
- Chú cởi trói cho tên Bình, bảo nó lên đây ngồi cùng nhắm rượu và thảo luận luôn thể.
Khi tất cả đã ngồi trên phản, người đàn ông trẻ giắt dao vào bụng rồi ngồi chặn phía ngoài. Quản Bạt lại rót rượu, hắng giọng:
- Xin mời! Rượu càng cay càng nồng? Quan và ông Bình đây chắc thích rượu Tây hơn nhỉ?
Rồi uống cạn chén rượu trên tay, hỏi đàn em ngồi bên:
- Chú Sinh đi đón quan sao lâu thế?
- Dạ. Hôm nay quan bận việc nên ra hơi trễ ạ.
- Ừ. Quan bận là phải? Đâu như anh em ta? Chú nhắm rượu đi. Kìa quan! Kìa ông Bình? Mời Mời! Chúng ta vừa nhắm rượu vừa bàn chuyện. Ông Bình khoe với chúng tôi là vớ được 5 lạng vàng. Quan án còn vớ được nhiều hơn. Nên chúng tôi định xin ông Bình và quan đây một ít để nuôi nghĩa quân chuẩn bị đánh Pháp. Quan và ông nghĩ sao?
Án Tân cứng họng ríu cả lưỡi lại:
- Vâng... vâng... Nhưng...
- Đã vâng còn nhưng với nhị gì? Quan tự tay viết cho mấy chữ như ông Bình đây nhé? ông Bình đã thành thật khai rõ rồi đấy.
Bạt nói xong rút trong ngực áo ra một cuộn giấy và cây bút lông ngỗng...
hắng giọng
- Hà? Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn bút mực. Phiền quan viết cho vài chữ và ký tên vào.
Rồi đưa cho án Tân. Lão quan run run hỏi:
- Viết gì... ạ?...
- Quan không biết viết gì à? Ôi thế mà quan từng thảo hộ đơn cho ông Bình! ? Ha ha? ... Thôi được? Quan cứ đọc thử tờ nhận tội của ông Bình đi đã. Rồi quan sẽ hiểu phải viết những gì ngay đó thôi. Quan nhớ viết sao cho khớp và đúng sự thật với ông Bình nhé? Chúng tôi không ép quan, mà chỉ cần sự thật và lẽ phải. Nếu quan không thật, quan không xứng làm quan nữa. Lúc đó chúng tôi sẽ xử quan theo luật của chúng tôi.
Hà Bá tiếp theo, gằn từng tiếng một:
- Các quan đây không thích nhiều lời?
Lão Tân khổ sở đọc lướt qua lời khai của Trần Bình. Càng đọc lão càng toát mồ hôi. Còn Trần Bình thì cứ cắm mặt xuống chiếu, ngồi run lẩy bẩy!...
Quản Bạt mủn cười, trấn an:
- Quan yên tâm! Cứ thành thật khai lại mọi sự. Chúng tôi chỉ giữ lại làm bằng cớ, và làm bùa hộ mệnh để phòng quan lật lọng hại lại chúng tôi. Nếu quan nhất định không chịu khai thì tôi đành nhờ Hà Bá đây xử hộ vậy.
Hà Bá vuốt nhẹ bộ râu hùm:
Thôi, đại ca nói vậy lão đủ hiểu rồi. Anh em ta uống rượu. Chẳng hơi đâu mà lịch sự với bọn tham quan!
Rồi quan qua đàn em tên sinh:
- Chú uống rượu đi. Rồi chuẩn bị dìm quan xuống đáy sông Hồng. Lão quan này thích ôm vàng xuống âm phủ để tiêu cho thỏa thích.
Quan án khiếp quá, vội chẩm mực viết lia lịa, vừa viết vừa lắp bắp nói:
- Vâng vâng ! . . . Xin các quan tha cho ! . . .
- Tha hay không là tùy thái độ của người - Hà Bá nói.
Chờ lão viết xong, Quản Bạt cầm lên xem, nhíu mày:
- Tạm được! Có điều quan án nên khai rõ thêm là đã đưa vàng cho những ai? Và đưa bao nhiêu? Phải rõ ràng vậy để chúng tôi còn đến tận nơi xin lại chứ? Hay là quan nhận tất cả về phần mình?
- Dạ... không?... Nhưng... nhưng..
.
Hà Bá hét:
Định che giấu cho đồng bọn sâu mọt hả? Lũ tham quan chúng mày dựa thế bọn Pháp, ức hiếp bắt nạt dân lành thấp cổ bé họng, thi nhau đục khoét của công. Bởi thế nước nhà mới suy yếu và bị lệ thuộc. Nghe rõ đây: Nếu ngươi không khai khoản đó cũng chẳng sao. Nghĩa là ngươi chịu nhận ôm cả số vàng, vậy phải nôn ra cho bằng hết. Thiếu một lạng ta cắt đầu!
- Vâng, vâng. . . để tôi khai thêm . . .
Lão quan lại hí hoáy viết.
Viết xong, lão khép nép đưa cho Quản Bạt, không dám nhìn Hà Bá.
Quản Bạt vừa uống rượu vừa đọc, gật gù:
- Chữ quan viết đẹp không chê vào đâu được ? Nhưng quan quên chưa ký tên phía dưới . Ký cho giống chữ ký trên các án văn đấy nhé. Ký xong, quan xoa mực vào mười đần ngón tay, điềm chỉ vào cho chắc - cứ phải cẩn thận rõ ràng, quan thừa biết nguyên tắc luật lệ mà.
Lão quan đành làm theo, nghĩ đã đến nước này, giờ chỉ mong thoát nạn.
Đâu đó xong xuôi, quản Bạt đưa cho Hà Bá xem qua lần nữa, rồi cuộn tất cả bỏ vào ngực áo.
- Cảm ơn quan và ông Bình nhé. Thôi ta tiếp tục uống rượu. Xong chú em đây sẽ đưa quan về tận nhà.
Bạt quay qua Sinh ngồi bên:
Quan sẽ trao cho chú đủ số vàng mà quan hiện giữ - không thiếu lạng nào đâu. Có khi quan còn ủng hộ nghĩa quân thêm nữa đấy. Quan giàu và hào sảng lắm?
Rồi vỗ vai quan:
- Phải không quan? Tôi biết quan thông minh và hiểu việc. Nếu quan muốn mọi việc êm xuôi thì đừng làm chúng tôi giận. Quan thấy đấy, chúng tôi có thể mời quan bất cứ lúc nào - Bạt vỗ nhẹ vào ngực áo mình, và các tờ khai này chẳng chịu nằm yên đâu.
Bạt nói xong rót cạn chai rượu ra những chén:
- Nào, chúng ta tạm chia tay. Rượu hơi cay phải không?
Bạt quay qua lão Trần Bình:
- Còn ông, giàu mà còn tham! Trong ngày hôm nay ông phải đích thân mang năm lạng vàng đến đây. Nhớ nhà này không? Có dám đi khai báo không? Đơn từ sẵn đấy. Đến tối mà ông không đến thì ta sẽ nộp đơn hộ cho. Và Hà Bá sẽ đến thăm gia đình.
Lão Bình chắp tay vâng dạ rối rít:
- Vâng vâng... Tôi sẽ mang lại ngay. Không dám để đến chiều đâu ạ..
Khi chỉ còn lại Quản Bạt và Hà Bá trong nhà, Bá hỏi Bạt:
- Khi bọn chúng đã trả lại vàng, ta có nên đưa vụ này ra ánh sáng không đại ca?
- Có chứ - Bạt gật đầu - Không thể tha chúng được ? Tham quan thời nào cũng có. Phải lôi cổ đồng đảng bọn sâu mọt này ra. Nhưng trước hết anh em ta phải lần lượt lại thăm các quan có tên trong danh sách đen này một tí. Nghĩa quân cần phải nắm chắc số vàng trước đã. Sau đó để triều đình xét xử bọn chúng ra sao mặc kệ.
Bạt nói xong gật gù:
- Kể cũng hơi ác. Nhưng ta thử lấy vàng này để làm việc nghĩa cơ mà. Còn bọn tham nhũng thì đất nước không vươn lên được, dân tình cứ bị bóc lột hà hiếp. Dù chúng có phải móc thêm vào hầu bao thì cũng là tiền đã vơ vét bóc lột dân nghèo mà thôi? Vớ được vàng chưa hẳn là may phải không chú?
*******************************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét