Đề Đô thành Nam trang (hay còn gọi Đề tích sở kiến xứ) là một trong rất ít những bài Đường thi nói về chủ đề tình yêu của tác giả Thôi Hộ. Đô Thành: Tức Trường An (kinh đô nhà Đường)
Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng mượn hai câu trong bài thơ này để miêu tả tâm trạng Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy thì Kiều đã bước vào con đường lưu lạc:
"Trước sau nào thấy bóng người
Khi sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng mượn hai câu trong bài thơ này để miêu tả tâm trạng Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy thì Kiều đã bước vào con đường lưu lạc:
"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
-------------------------------------------
-------------------------------------------
Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức Tông.
Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên, Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam.
Thôi Hộ là người tuấn nhã, phong lưu nhưng vốn lận đận khoa cử, sống khép kín, ít giao du.
Một lần, nhân tiết Thanh minh, chàng trai Thôi Hộ dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Nhân thấy một khuôn viên trồng đào rất đẹp, tươi thắm những hoa, chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau, thấy một thiếu nữ diễm lệ e ấp nấp trong vườn đào. Uống nước xong, chàng ra đi.
Năm sau, cũng trong tiết Thanh minh, người con trai trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên, dán trên cổng.
Lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra, rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà.
Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.
Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc một huyền thoại. Tuy sáng tác ít, nhưng Thôi Hộ được "lưu danh thiên cổ" cũng nhờ vào bài thất ngôn tứ tuyệt gắn với "thiên tình sử" nhiều giai thoại này.
Lâu sau nữa, khi trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra, rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà.
Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại và họ trở thành vợ chồng.
Bài thơ ghi lại mối tơ duyên bất hủ nhuốm màu sắc một huyền thoại. Tuy sáng tác ít, nhưng Thôi Hộ được "lưu danh thiên cổ" cũng nhờ vào bài thất ngôn tứ tuyệt gắn với "thiên tình sử" nhiều giai thoại này.
-------------------------------------------
題都城南莊
去年今日此門中,
人面桃花相映紅;
人面不知何處去,
桃花依舊笑冬風.
Đề Đô Thành Nam Trang
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
-------------------------------------------
Đề thơ ở trại phía Nam Đô Thành
-------------------------------------------
Bản dịch của Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản
Năm ngoái ngày này dưới cánh song
Hoa đào ánh má mặt ai hồng
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
-------------------------------------------Bản dịch của Trần Trọng Kim
Hôm nay năm ngoái, cửa cài,
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.
Mặt người chẳng biết đâu rồi,
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông.
-------------------------------------------
Các bản dịch của Tản Đà:
Năm ngoái ngày này dưới cánh song
Hoa đào ánh má mặt ai hồng
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông
-------------------------------------------
Hôm nay năm ngoái, cửa cài,
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.
Mặt người chẳng biết đâu rồi,
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông.
-------------------------------------------
Các bản dịch của Tản Đà:
Cửa đây năm ngoái cũng ngày này,
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá,
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây.
Năm xưa cửa ấy ngày này,
Hoa đào đua nở cho ai thêm hồng.
Nay đào đã quyến gió đông,
Mà sao người đẹp bềnh bồng nơi nao.
-------------------------------------------
Các bản dịch của Hải Đà:
Năm ngoái hôm nay cũng cửa này
Hoa đào má phấn đỏ hây hây
Người đi đâu mất, còn hoa đó
Ghẹo gió đông cười hoa ngất ngây
Cửa nầy năm ngoái hôm nay
Hoa đào ưng ửng đỏ hây má hồng
Biết tìm đâu nữa chân dung
Hoa đào bỡn cợt gió đông gọi về
-------------------------------------------
Các bản dịch của Trần Trọng San
Cửa này, năm ngoái, hôm nay,
Hoa đào phản chiếu mặt ai ửng đào.
Mặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
Hôm nay, năm ngoái, cổng này
Hoa đào soi ánh đỏ hây mặt người
Mặt người đã ở đâu rồi ?
Hoa đào nay vẫn còn cười gió đông.
-------------------------------------------
Bản dịch không rõ dịch giả là ai:
Ngày này, năm trước, cửa đông
Má hồng cùng với đào hồng khoe tươiMặt người giờ ở nơi nao?
Hoa đào vẫn đó cười chào gió đông.
Hôm nay, năm ngoái, cổng này
Hoa đào soi ánh đỏ hây mặt người
Mặt người đã ở đâu rồi ?
Hoa đào nay vẫn còn cười gió đông.
-------------------------------------------
Bản dịch không rõ dịch giả là ai:
Ngày này, năm trước, cửa đông
Má hồng giờ ở đâu rồi?
Hoa cười trước gió ghẹo người tình si.
-------------------------------------------
Bản dịch của Vương Ngọc Long:
Tôi đã gặp em trước cổng này,
Ngày này năm ngoái, gió xuân bay.
Ánh dương phơi phới hồng đôi má,
Ưng ửng đào hoa, em ngất ngây.
-------------------------------------------
Bản dịch của Nguyễn Khuê:
Năm ngoái ngày này ở cửa trong,
Mặt ai ửng thắm với môi hồng.
Mặt ai chẳng biết, giờ đâu mất,
Như cũ hoa cười, cợt gió đông.
-------------------------------------------
Năm ngoái gặp nhau ở chốn nầy
Hoa đào in bóng má hồng say
Người đi phiêu bạt phương nào mất
Chỉ có hoa đào quyện gió bay.
(Anh Vũ)
Giai nhân cùng với hoa đào
Ngày này năm ngoái bên nhau cợt đùa.
Người chừ tách biệt phương nao?
Đào hoa riêng bóng đón chào gió xuân!
(Tuấn Kiệt)
Ngày ấy năm xưa tại chốn nầy
Má hồng tương sắc hoa đào say
Mặt thẹn cố nhân giờ đâu thấy?
Đào vẫn cợt đùa gió Xuân đây
(Minh Tâm)
Ngày này năm trước tại viên trung
Người ấy cùng hoa khoe sắc hồng
Người ấy xuân nay giờ vắng bóng
Hoa tàn rơi rụng gốc rêu phong
(Lê Quang Thưởng)
-------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét