Giai đoạn sau năm 1980

Đến cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, đã có những cuộc tranh luận xung quanh việc phân loại trống, ý nghĩa các họa tiết trang trí, niên đại trống..., nhưng chủ đề tranh luận chính yếu là trống đồng xuất phát từ đâu: Miền Bắc Việt Nam hay miền Nam Trung Quốc. 
-
Các học giả Việt Nam ủng hộ phân loại của Heger và cho rằng trống đồng Đông Sơn (Heger loại I) là loại cổ nhất. 
-
Các học giả Trung Quốc ban đầu đa số phủ nhận phân loại của Heger, cho rằng kiểu trống tương ứng với Heger loại II mới là cổ nhất. 
-
Năm 1976, ở Vạn Gia Bá (万家坝) - Vân Nam - Trung Quốc, người ta phát hiện loại trống nhỏ, gần giống loại Đông Sơn, nhưng hoa văn đơn giản hơn, nên đặt tên là trống Vạn Gia Bá. Từ khi tìm được loại trống này, các học giả Trung Quốc lại thống nhất với cách phân loại của Heger, nhưng bổ sung trống Vạn Gia Bá là loại trống Tiền Heger, xếp thứ tự cổ hơn Heger loại I và xem là nguồn gốc của mọi loại trống Heger.
-
Vào thập niên 1980, ở Việt Nam cũng đã tìm thấy loại trống Thuong Nong thuộc loại trống Vạn Gia Bá, nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam xếp loại trống này vào loại con, thuộc giai đoạn cuối của loại trống Đông Sơn (Heger I).
********************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét