Tháp Đôi (Tháp Hưng Thạnh, Tháp Khmer)


Cầu Đôi liền với Tháp Đôi,
Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng.

Vị trí: Đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Gần tháp Đôi là cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Son chảy ra đầm Thị Nại.

Đặc điểm: Gồm 2 tháp đứng bên nhau, một lớn một nhỏ đứng gần kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít.
Niên đại có thể là từ cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13, trong khoảng thời gian Chămpa bị Chân Lạp chiếm đóng.
Người Pháp gọi là Tháp Khmer vì kiến trúc chịu ảnh hưởng của Chân Lạp, dùng nhiều đá tảng, có kiến trúc rất khác các Tháp Chàm khác.

Tháp cấu trúc khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.
Phần đế là những tảng đá sa thạch ghép thành hình một đài sen đỡ toàn bộ ngôi tháp.
Nóc tháp không phải là kiểu tầng giả mà là 1 khối trụ tứ giác, đỉnh hầu như tròn, trang trí nhiều tượng đá.
Quanh tường phía ngoài, các góc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú thần theo tín ngưỡng của người Chăm rất sinh động.
Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá khá nặng nề.
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước trùng tu, tôn tạo.
Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp.

***********************************************************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét